Gen Z đi làm, gặp đồng nghiệp lớn tuổi hơn ba, mẹ thì xưng hô thế nào?
Giá vàng miếng SJC tăng 100.000 - 200.000 đồng mỗi lượng trong sáng 29.1 (tức mùng 1 Tết Ất Tỵ), Công ty vàng bạc đá quý Mi Hồng mua vào 86,4 triệu đồng, bán ra 87,7 triệu đồng. Giá vàng nhẫn 3 số 9 cũng tăng 100.000 đồng ở chiều mua vào, lên 86,3 triệu đồng, chiều bán ra tăng 200.000 đồng, lên 87,7 triệu đồng. Như vậy, giá bán vàng nhẫn 3 số 9 và vàng miếng SJC (chất lượng vàng 4 số 9) đồng giá.Giá vàng thế giới tăng mạnh 30 USD mỗi ounce, lên 2.765 USD/ounce. Nhu cầu trú ẩn an toàn giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc đã khiến vàng lên giá. Thị trường vàng đang giao dịch gần mức cao nhất trong phiên khi lĩnh vực sản xuất của Mỹ tiếp tục hoạt động chậm lại, với đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền giảm nhiều hơn dự kiến. Bộ Thương mại Mỹ công bố thông tin đơn đặt hàng hàng hóa bền vững đã giảm 2,2% vào tháng trước, sau mức giảm được điều chỉnh là 2% của tháng 11. Dữ liệu này tệ hơn dự kiến, vì các nhà kinh tế đã dự đoán mức tăng 0,3%. Thị trường vàng tiếp tục phục hồi sau đợt bán tháo đầu tuần, khi kim loại quý này bị mắc kẹt trong bẫy thanh khoản do thị trường chứng khoán Mỹ giảm đáng kể.Điểm dữ liệu của Mỹ trong tuần cho thấy Cục Dự trữ liên bang (Fed) được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp. Thị trường đang chờ đợi tuyên bố từ Chủ tịch Fed Jerome Powell sau cuộc họp. Các chuyên gia dự báo sẽ không có thay đổi nào về lãi suất. Tuy nhiên, cách diễn đạt và giọng điệu của tuyên bố Ủy ban thị trường Mở (FOMC) và cuộc họp báo của Powell sẽ được thị trường phân tích chặt chẽ.Thời gian tập thể dục tốt nhất của nam khác nữ
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
VCS rúng động vì nhiều nghi án bán độ
Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn lớn như suy giảm tăng trưởng, áp lực lãi suất cao và sự cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng. Trong bối cảnh này, Eximbank không chỉ giữ vững sự ổn định mà còn vươn lên bứt phá với những kết quả kinh doanh nổi bật. Lợi nhuận đạt 4.188 tỉ đồng, tăng 54% so với năm 2023. Tổng tài sản tăng trưởng 18,9%, đạt 239.532 tỉ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng 19,72%. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 110,1% so với năm 2023, đạt 1.080 tỉ đồng, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 38,7%, đạt 674 tỉ đồng. Đặc biệt, ngân hàng kiểm soát tốt các chỉ số an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn duy trì quanh mức 24% - 25%, thấp hơn so với mức giới hạn của NHNN tối đa 30%; tỷ lệ LDR duy trì quanh mức 82% - 84% so với quy định NHNN là 85%; tỷ lệ an toàn vốn CAR dao động quanh ngưỡng 12%-13%, cao hơn mức quy định của NHNN là 8%.Những con số này khẳng định chiến lược quản trị đúng đắn, khả năng thích ứng linh hoạt và sự cam kết mạnh mẽ của Eximbank trong việc phục vụ khách hàng. Ngân hàng đã tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, tập trung cơ cấu danh mục cho vay theo hướng an toàn và hiệu quả, đặc biệt ở các phân khúc khách hàng SME, cá nhân, và các nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Đồng thời, Eximbank chủ động khai thác cơ hội từ thị trường mới và thị trường ngách, nơi ngân hàng có lợi thế cạnh tranh, và đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn thu, đặc biệt từ các hoạt động phi tín dụng như dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, vàng và xử lý nợ xấu hiệu quả. Những giải pháp này không chỉ tăng cường sự ổn định trong hoạt động kinh doanh mà còn giúp ngân hàng duy trì vị thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc quản lý chặt chẽ chi phí vận hành và ứng dụng công nghệ hiện đại đã góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.Sự nỗ lực đồng lòng của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên đã giúp Eximbank không chỉ vượt qua khó khăn mà còn củng cố niềm tin từ khách hàng, đối tác và cổ đông. Đây là minh chứng rõ ràng cho chiến lược phát triển bền vững mà ngân hàng kiên định theo đuổi.Một trong những dấu mốc đáng chú ý của Eximbank trong năm 2024 là được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng vốn điều lệ lên 18.688 tỉ đồng. Đây là bước tiến quan trọng, giúp ngân hàng củng cố năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn theo thông lệ quốc tế.Trong năm 2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tăng hạn mức tài trợ thương mại lên 115 triệu USD, khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế, đồng thời mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế. Đặc biệt, Eximbank đã thành công gọi vốn quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu cấp 1 theo hình thức riêng lẻ, kỳ hạn 5 năm và không có tài sản đảm bảo. Thành công này tiếp tục khẳng định sự tin tưởng của nhà đầu tư vào sự minh bạch, năng lực tài chính, khả năng quản trị, cũng như chiến lược phát triển dài hạn của Eximbank.Ngoài ra, năm 2024 Eximbank còn được ghi nhận với hàng loạt giải thưởng danh giá như: "Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc - STP Award" do các ngân hàng đối tác hàng đầu thế giới trao tặng gồm: Bank of New York Mellon, Wells Fargo và JP Morgan; Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á - Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024; Giải thưởng Sao Khuê 2024 - về lĩnh vực ngân hàng số; Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ và Chuyển đổi số tiêu biểu 2024; Top 10 Doanh nghiệp tiên phong triển khai Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024...Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập, Eximbank tự hào nhìn lại chặng đường đã qua, nơi những nỗ lực không ngừng nghỉ, sự đổi mới sáng tạo và bản lĩnh vững vàng của tập thể lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ nhân viên đã giúp ngân hàng vượt qua thử thách, vươn tới thành công. Với những thành tựu đã đạt được, Eximbank tiếp tục khẳng định cam kết đồng hành và phát triển bền vững cùng khách hàng, cổ đông, đối tác, vững bước trên con đường chinh phục những mục tiêu mới, hướng tới tương lai thịnh vượng.
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.
Nửa thế kỷ, người phụ nữ Pháp về TP.HCM tìm mẹ ruột ở Chợ Lớn
Ngày 13.2, PV Báo Thanh Niên đã nêu câu hỏi với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng về việc Việt Nam chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới và kế hoạch làm giảm thâm hụt thương mại với Mỹ, qua đó giảm rủi ro bị áp thuế từ chính quyền Tổng thống Donald Trump. Bà Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam luôn quan tâm và theo dõi sát tình hình quốc tế để có các biện pháp phù hợp, giảm thiểu tác động lên nền kinh tế, đồng thời đóng góp cho thương mại quốc tế phát triển lành mạnh."Chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm túc các cơ chế luật pháp quốc tế, các cam kết thương mại song phương và đa phương, tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng thể chế, nâng cao năng lực, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, góp phần vào sự tăng trưởng lành mạnh của nền kinh tế", bà Hằng khẳng định.Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% với tất cả sản phẩm nhôm thép nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 4.3, bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam đã và đang phối hợp với Mỹ để phát triển quan hệ song phương dựa trên nền tảng của Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. "Trên thực tế, trong thời gian qua, thương mại đầu tư giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng của Chính phủ và người dân hai nước. Việt Nam sẵn sàng làm việc trên quan điểm hợp tác và xây dựng nhằm chia sẻ thông tin, giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm và củng cố hơn nữa mối quan hệ kinh tế hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết.Trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về các biện pháp hỗ trợ của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trước các thách thức từ cạnh tranh thương mại toàn cầu, bà Hằng thông tin, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam tiếp tục có những quy định đơn giản hóa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài yên tâm làm ăn tại Việt Nam."Đối với đối tác Mỹ, chúng tôi sẵn sàng và sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc trên tinh thần xây dựng, hợp tác với Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hợp tác và tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại, để quan hệ kinh tế - thương mại song phương phát triển hơn nữa", bà Hằng nói.